Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Thiệu Công Thích
cam đường 甘棠
dt. cây bàng. Đại Nam quốc ngữ ghi: “Cam đường: cây bàng” [Nguyễn Văn San 1899: 70b], “cam đường: cây bàng tán vờn” [CNNA]. Cây cam đường, còn gọi cây đường lê / đường đệ 棠棣, ví dụ Ngọn đường lê lác đác mưa sa (Nguyễn Du - Văn tế thập loại). đc. ông Thiệu Công Thích đời Chu Vũ Vương đi kinh lý nước nam, trị lý rất công minh chính trực, ông thường ngồi nghỉ dưới gốc cây cam đường. Khi ông đi rồi, nhân dân nhớ công đức mà làm bài Cam đường để ca ngợi. Sau, bài này được sưu tập vào sách Kinh Thi trong thiên Thiệu nam: “xum xuê cam đường, chớ đốn chớ phạt, thiệu bá thửa che” (蔽芾甘棠、勿翦勿伐、召伯所茇). Thấy bóng cam đường nhớ Thiệu Công, đất dư dời được bạn cùng thông. (Cam đường 245.1). x. Thiệu Công.
Thiệu Công 召公
dt. tức Thiệu Công Thích 召公奭, họ Cơ 姬 tên là Thích 奭, cùng họ với nhà Chu. Chu Vũ Vương sau khi diệt trụ, đã phong cho Thiệu Công ở bắc yên, ông là thuỷ tổ của nước yên sau này . Thời Chu Thành Vương, ông nhậm chức thái bảo, giúp nhà vua xử trị quốc gia, bình định loạn lạc. Tương truyền ông thường làm việc dưới gốc cam đường, người đời có làm bài phong dao về ông, tức bài Cam đường, sau được sưu tập vào Kinh Thi. Thấy bóng cam đường nhớ Thiệu Công, đất dư dời được bạn cùng thông. (Cam đường 245.1)‖Cam đường cây bàng tán vờn, Thiệu Công hỏi kiện muôn dân đẹp lòng (CNNA 65b4). x. cam đường.